Nguyên tắc tâm lí học nghề nghiệp để giúp khách hàng hiểu bản thân mình, hiểu thế giới nghề nghiệp, xây dựng các phương án chọn nghề và chuẩn bị cho nghề nghiệp. Họ phỏng vấn khách hàng, cho làm bản câu hỏi và xác định năng lực hướng nghiệp, cung cấp thông tin về các nghề nghiệp khác nhau. Họ làm việc với khách hàng vào những thời điểm quan trọng trong việc quyết định nghề nghiệp (ví dụ như cuối trung học phổ thông, trung học cơ sở, sau khi tốt nghiệp các cơ sở đào tạo). Họ cũng có thể giúp những người đang có vấn đề về nghề nghiệp (ví dụ như những người không thích nghề của mình, người mất việc làm). Họ có thể tư vấn cá nhân hoặc tư vấn nhóm.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
1. Phỏng vấn khách hàng để xác định tình trạng phát triển nghề nghiệp của họ;
2. Áp dụng các kĩ thuật khác nhau (ví dụ như kiểm tra, lấy hồ sơ cá nhân) để xác định mong muốn và khả năng của khách hàng;
1. Giúp đỡ khách hàng hiểu biết sâu hơn về thế giới nghề nghiệp
2. Giúp đỡ khách hàng phát triển kĩ năng chuẩn bị nghề nghiệp (ví dụ như chuẩn bị hồ sơ, chuẩn bị phỏng vấn);
3. Trao đổi với gia đình của khách hàng (đặc biệt là các khách hàng trẻ tuổi) để xây dựng một kế hoạch phát triển nghề nghiệp hiệu quả hơn;
4. Xác định các yếu tố xã hội, tâm lí và kinh tế có thể cản trở quá trình phát triển nghề nghiệp và giúp khách hàng nhận thức được những rào cản này;
5. Lập hồ sơ cá nhân;
6. Làm việc với các chuyên gia khác như
giáo viên, nhân viên tư vấn, nhà tâm
lí học và nhân viên xã hội..
Năng lực thiết yếu: Năng lực thể chất- cơ khí
Năng lực bổ sung: Năng lực phân tích-logic
Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Con đường học tập:
1. Theo học ĐH chuyên ngành Tâm lí học và học chuyên sâu về tâm lí học trường học; Tư vấn tâm lí;
2. Có thể học tiếp lên sau ĐH
Lĩnh vực chuyên sâu:
• Tư vấn nghề nghiệp
• Các nhóm đặc biệt (ví dụ như những người có nhu cầu đặc biệt, người mới phục hồi sau bệnh tật)
• Các nhóm tuổi cụ thể
• Các công việc cụ thể đối với từng mốc phát triển nghề nghiệp (ví dụ như trắc nghiệm, đánh giá, chuẩn bị nghề nghiệp)
Ví dụ về nới làm việc:
• Trung tâm dịch vụ việc làm, tư vấn nghề nghiệp
• Cơ quan Nhà nước về lao động
• Các phòng khám tâm lí
• Trung tâm phục hồi chức năng
• Trường học
• Các tổ chức phát triển thanh thiếu niên
• Các tổ chức phát triển, phi chính phủ, tổ chức quốc tế
Ví dụ các trường có đào tạo:
• ĐHQG Hà Nội - ĐH Giáo dục
• ĐH Sư phạm Hà Nội
• ĐH Huế - ĐH Sư phạm
• ĐH Đà Nẵng - ĐH Sư phạm
• ĐH Sư phạm TpHCM
Nguồn: "Sách tra cứu nghề" dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”