Thư kí là người hỗ trợ công việc hành chính cho những người khác trong một tổ chức. Họ đóng vai trò quan trọng vì hoạt động của toàn bộ tổ chức phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của họ. Ví dụ, thư kí điều hành là một chuyên gia cấp cao trong một tổ chức và hỗ trợ người đứng đầu tổ chức điều hành công ty
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
1. Kiểm tra, định dạng và soạn thư từ, biên bản và báo cáo từ lời đọc, tài liệu điện tử hoặc dự thảo văn bản cho phù hợp với tiêu chuẩn soạn thảo văn bản;
2. Sử dụng các ứng dụng phần mềm máy tính khác nhau bao gồm cả bảng tính để phục vụ cho việc hỗ trợ hành chính;
3. Xử lí thư, văn bản đến hoặc đi; rà soát, ghi chép và phân phối các email, thư từ, tài liệu;
4. Sắp xếp các yêu cầu họp và hẹn gặp và hỗ trợ tổ chức họp;
5. Tổ chức và giám sát hệ thống tài liệu;
6. Chủ động giải quyết các thư từ thường xuyên.
Năng lực thiết yếu: Năng lực ngôn ngữ
Năng lực bổ sung: Năng lực làm việc với con người
Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương
Con đường học tập:
Lựa chọn 1
1. Theo học TC chuyên ngành Thư kí văn phòng, Thư kí.
2. Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH.
Lựa chọn 2
1. Theo học CĐ chuyên ngành Thư kí văn phòng, Thư kí.
2. Có thể học tiếp lên ĐH và sau ĐH.
Lĩnh vực chuyên sâu:
• Trợ lí hành chính.
• Quản trị viên văn phòng.
• Nhân viên lễ tân.
• Thư kí trong một loại hình doanh nghiệp cụ thể (ví dụ thư kí luật, thư kí y tế).
• Tốc kí
• Quản lí hành chính lưu trữ
• Thư kí chuyên ngành máy tính
Ví dụ về nới làm việc:
• Tất cả các tổ chức đều cần một thư kí tốt.
Ví dụ các trường có đào tạo:
• ĐH Nội vụ.
• TC Kĩ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội,
• TC Công nghệ và Kinh tế Đối ngoại – Hà Nội
• ĐH Hùng Vương
• ĐH Hà Nội
• TC Kinh tế Kĩ thuật Sài Gòn
• ĐH kinh tế - Kĩ thuật Bình Dương;
• ĐH Nguyễn Tất Thành
• CĐ Công nghệ Thủ Đức, CĐ Bách Việt
• ĐH Sư phạm TpHCM
• ĐH Ngoại ngữ - Tin học TpHCM
• CĐ Đại Việt – Đà Nẵng
• ĐH Vinh
• ĐH Huế - ĐH Ngoại ngữ
• ĐH Đà Nẵng - ĐH Ngoại ngữ
Nguồn: "Sách tra cứu nghề" dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”