Nhà thiết kế thời trang thiết kế áo quần, giày dép, phụ kiện và tạo ra những bộ sưu tập và dòng sản phẩm thời trang. Họ vẽ phác thảo, lựa chọn chất liệu, hoa văn, và chỉ dẫn cách sản xuất sản phẩm vừa thiết kế.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
1. Thiết kế hàng may mặc theo xu hướng thời trang;
2. Phát triển dòng sản phẩm thời trang với màu sắc và chất liệu đặc trưng;
3. Dự các buổi trình diễn thời trang và xem đánh giá của các tạp chí nhằm thu thập thông tin về các xu hướng thời trang và sở thích của người tiêu dùng;
4. Thiết kế trang phục và phụ kiện cho các cá nhân, các nhà bán lẻ hoặc sân khấu, truyền hình, nhà sản xuất phim;
5. Vẽ mẫu cho các thiết kế và cắt theo mẫu;
6. Thử sản phẩm trên người mẫu và ma-nơ-canh, sau đó chỉnh sửa thiết kế để đạt được hiệu quả mong muốn;
7. Điều chỉnh ý tưởng thiết kế cho phù hợp với thị trường đại chúng;
8. Thảo luận ý tưởng thiết kế với nhân viên và người quản trị bán hàng hoặc khách hàng;
9. Định giá sản phẩm thiết kế.
Năng lực thiết yếu: Năng lực hình học - màu sắc - thiết kế
Năng lực bổ sung: Năng lực thể chất - cơ khí
Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương
Con đường học tập:
Lựa chọn 1
Như tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.
Lựa chọn 2
1. Theo học CĐ chuyên ngành Thiết kế thời trang.
2. Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH, sau ĐH
Lựa chọn 3
1. Theo học ĐH chuyên ngành Thiết kế thời trang.
2. Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH, sau ĐH
Lĩnh vực chuyên sâu:
• Thiết kế chuyên sâu theo nhóm sản phẩm cụ thể (như thời trang nữ/ nam/ trẻ em, đồ công sở, dạ hội, áo dài/ trang phục truyền thống, đồ thể thao, phụ kiện…)
• Thiết kế giày dép
• Thiết kế trang sức và kim hoàn
• Thiết kế trang phục da và đồ da
• Tiếp thị và bán hàng thời trang
• Truyền thông về thời trang
Ví dụ về nới làm việc:
• Hành nghề tự do hoặc mở studio, cửa hàng riêng
• Các doanh nghiệp thiết kế, sản xuất hàng dệt may, thời trang
• Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, phân phối hàng dệt may, thời trang
• Các đơn vị tổ chức trình diễn thời trang và xuất bản tạp chí thời trang
• Các nhà sản xuất phim và chương trình truyền hình
• Các nhà hát, đoàn nghệ thuật biểu diễn
• Các cơ quan quản lí nhà nước ngành dệt may
• Các viện, trung tâm nghiên cứu phát triển dệt may
Ví dụ các trường có đào tạo:
• TCN An Dương
• TCN Kinh tế - Kĩ thuật Công đoàn Ninh Bình
• CĐN Long Biên
• ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội
• ĐH Mỹ thuật Công nghiệp
• ĐH Công nghệ TpHCM
• ĐH Hoa Sen
• ĐH Văn Lang
• CĐN Dung Quất
• TCN Cam Ranh
• ĐH Mỹ thuật TpHCM
• TCN Miền núi Thanh Hóa
• ĐH VH, TT và Du lịch Thanh Hóa
Nguồn: "Sách tra cứu nghề" dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”