Các nha sĩ, còn gọi là bác sĩ nha khoa, điều trị các bệnh và các rối loạn răng, nướu và mô mềm của miệng.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
1. Cung cấp dịch vụ chăm sóc răng miệng như làm sạch răng và chữa sâu răng, sử dụng máy nha khoa và các công cụ tương tự khi cần thiết;
2. Kiểm tra kết quả xét nghiệm các bệnh răng miệng;
3. Chữa sâu răng bằng chất trám, kim loại hoặc nhựa;
4. Gây tê cục bộ hoặc gây tê vùng khi cần thiết và chuẩn bị vùng miệng cho phẫu thuật;
5. Sử dụng các dụng cụ phẫu thuật để nhổ răng gẫy, sâu, hỏng;
6. Làm và lắp răng giả;
7. Tư vấn bệnh nhân về các biện pháp khắc phục nha khoa và sức khỏe răng miệng nói chung.
Năng lực thiết yếu: Năng lực làm việc với con người
Năng lực bổ sung: Năng lực phân tích - logic
Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Con đường học tập:
1. Theo học ĐH, chuyên ngành Răng - Hàm - Mặt
2. Có thể học tiếp lên sau ĐH
Lĩnh vực chuyên sâu:
• Nha khoa cộng đồng
• Phẫu thuật nha khoa và nội nha
• Phẫu thuật miệng, hàm, mặt
• Bệnh răng miệng
• Chỉnh nha
• Nha khoa nhi
• Nha khoa trẻ em và nha khoa phòng ngừa
• Nha chu
• Phục hình răng
Ví dụ về nới làm việc:
• Các bệnh viện nha khoa hoặc khoa răng, hàm, mặt trong bệnh viện
• Các phòng khám nha khoa
• Các viện nha khoa thẩm mĩ
• Mở phòng khám riêng.
Ví dụ các trường có đào tạo:
• ĐH Thái Nguyên - ĐH Y dược
• ĐH Y Hà Nội
• ĐH Y Thái Bình
• ĐH Y dược TpHCM
• ĐH Y dược Cần Thơ
• ĐH Đà Nẵng – ĐH Y dược
Nguồn: "Sách tra cứu nghề" dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”