Khoa học xã hội quan tâm tới hành vi, bản chất và cuộc sống của con người như một chủ thể xã hội. Các nhà nghiên cứu khoa học xã hội nghiên cứu xã hội loài người và những mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. Có nhiều ngành khoa học xã hội như nhân chủng học, kinh tế học, lịch sử, khoa học chính trị, xã hội học, tâm lí học, tội phạm học, luật học, nghệ thuật học và các khoa học tương tự. Nói rộng ra, những bộ môn liên quan đến nhân học và nghệ thuật đều là các môn khoa học xã hội.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
1. Tìm hiểu các lí thuyết giải thích về hành vi của con người và xã hội;
2. Giảng dạy những lí thuyết này cho sinh viên;
3. Tiến hành nghiên cứu để giải thích, xác nhận hoặc phê bình các lí thuyết hiện hành;
4. Tiến hành nghiên cứu để phát triển các lí thuyết mới giải thích cho hành vi con người;
5. Sử dụng dữ liệu nghiên cứu và các nguyên tắc lí thuyết để khuyến khích cổ vũ sự phát triển hài hòa về xã hội, tâm lí, tình cảm của cả cá nhân và nhóm người.
Năng lực thiết yếu: Năng lực ngôn ngữ
Năng lực bổ sung: Năng lực làm việc với con người.
Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Con đường học tập:
1. Theo học ĐH một về một trong các ngành khoa học xã hội.
2. Có thể học tiếp lên sau ĐH
Lĩnh vực chuyên sâu:
• Nhân chủng học
• Kinh tế học
• Lịch sử
• Triết học
• Khoa học chính trị
• Tâm lí học
• Xã hội học
Ví dụ về nới làm việc:
• Giáo viên tại các trường ĐH, CĐ, TC
• Các tổ chức chính phủ
• Các tổ chức tình nguyện
• Các tổ chức phi chính phủ
• Các tổ chức quốc tế
• Các tập đoàn kinh tế
Ví dụ các trường có đào tạo:
• ĐHQG Hà Nội - ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn
• HV Nông nghiệp Hà Nội
• ĐH Bình Dương
• ĐH Văn Hiến
• ĐHQG TpHCM - ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn
• ĐH Đà Lạt
• ĐH Mở TpHCM
• ĐH Hồng Đức
• ĐH Huế - ĐH Khoa học
Nguồn: "Sách tra cứu nghề" dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”