Nhà nghiên cứu địa chất

 

Các nhà địa chất nghiên cứu cấu trúc vật lí của lớp vỏ trái đất, quá trình hình thành đá và hóa thạch để xác định từng bước thay đổi và lịch sử phát triển của trái đất, xác định vị trí khoáng sản và nhiên liệu.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm: 

1. Sử dụng dụng cụ và kĩ thuật để tiến hành khảo sát địa chất, lập bản đồ khảo sát không khí và ảnh hàng không, thăm dò địa chất và địa vật lí để xác định vị trí mỏ khoáng sản, mỏ dầu khí đặc biệt;

2. Thu thập các mẫu khoáng sản hoặc đá ở các độ sâu khác nhau phục vụ cho các nghiên cứu chi tiết để xác thành phần, chất lượng và số lượng của các mỏ khoáng sản;

3. Giám sát hoạt động khoan trong các khu vực có các mỏ khoáng sản kinh tế;

4. Chuẩn bị các báo cáo, bản đồ và biểu đồ cho thấy các hồ chứa nước ngầm, lớp đá, thân quặng lộ thiên và cấu trúc địa chất khác nhau của chúng;

5. Tư vấn về tính phù hợp của đất và đá để xây dựng các đập nước, đường hầm, đường giao thông, các tòa nhà trên nền móng vững chắc;

6. Nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên như động đất, núi lửa, sông băng và lở núi.

Năng lực thiết yếu: Năng lực phân tích _ logic

Năng lực bổ sungNăng lực thể chất_ cơ khí.

Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. 

Con đường học tập: 

Lựa chọn 1

1. Theo học cao đẳng ngành công nghệ kỹ thuật địa chất

2. Có thể học tiếp lên ĐH, sau ĐH

Lựa chọn 2

1. Theo học ĐH chuyên ngành Địa chất học, Khoa học đất

2. Có thể học tiếp lên ĐH, sau ĐH

Lĩnh vực chuyên sâu: 

• Địa chất học

• Khoa học trái đất

Ví dụ về nới làm việc:

• Làm công tác quản lí ở các cơ quan quản lí Nhà nước của nhiều Bộ, ngành khác nhau

• Các viện nghiên cứu

• Giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ

• Các công ty khai thác dầu khí, khoáng sản...

Ví dụ các trường có đào tạo: 

• ĐHQG Hà Nội - ĐH Khoa học Tự nhiên

• ĐH Mỏ - Địa chất

• ĐH Huế - ĐH Khoa Học – 

• CĐ Công thương Miền Trung

• ĐHQG TpHCM - ĐH Khoa học Tự nhiên

 

Nguồn: "Sách tra cứu nghề" dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”