Các nhà khảo cổ nghiên cứu quá khứ để hiểu con người đã sống như thế nào. Họ theo dõi sự phát triển của nhân loại bằng cách nghiên cứu các di vật từ quá khứ, như cung điện, đền đài, nhà cửa, công cụ, đồ gốm, tiền xu, vũ khí, hay các tác phẩm điêu khắc.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
1. Thăm những di tích cổ, tiếp xúc với các tài liệu hiện vật đã được con người sử dụng từ rất lâu;
2. Tiến hành thăm dò, khảo sát và khai quật có hệ thống các vùng đất xa xưa để khám phá thành phố, công trình cổ và các cổ vật khác;
3. Nghiên cứu các di tích hiện vật phát hiện được và công bố báo cáo về tầm quan trọng lịch sử;
4. Chuẩn bị ca-ta-lô về những cổ vật đã thu thập để triển lãm trong bảo tàng;
5. Giảng bài cho học sinh, sinh viên và những người khác quan tâm đến khảo cổ học.
Năng lực thiết yếu: Năng lực ngôn ngữ
Năng lực bổ sung: Năng lực thể chất-cơ khí
Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Con đường học tập:
1. Theo học ĐH chuyên ngành Lịch sử (chuyên ngành Khảo cổ học)
2. Có thể học tiếp lên sau ĐH
Lĩnh vực chuyên sâu:
• Khảo cổ học ứng dụng
• Khảo cổ sinh học
• Số hóa khảo cổ học
• Khảo cổ dân tộc học
• Khảo cổ học thực nghiệm
• Khảo cổ học địa chất
• Khảo cổ học lịch sử
• Phân tích đồng vị
Ví dụ về nới làm việc:
• Các viện bảo tàng khảo cổ
• Các viện nghiên cứu lịch sử
• Các cơ quan quản lý Nhà nước về lịch sử, khảo cổ
• Các tổ chức phi chính phủ tham gia vào việc bảo tồn di sản
Ví dụ các trường có đào tạo:
• ĐHQG Hà Nội - ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn
• ĐHQG TpHCM - ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn
• ĐH Huế - ĐH Khoa học
Nguồn: "Sách tra cứu nghề" dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”