Kĩ thuật y sinh tiến hành nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của con người hay các loài động vật nhằm kiểm tra, chứng minh hoặc điều chỉnh hệ thống lí thuyết về sự sống đã biết. Những thông tin này được sử dụng để thiết kế bộ máy hỗ trợ cho sự sống, tối đa hoá lợi ích của các nguyên tắc trong khoa học kĩ thuật và hành vi của sinh vật
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
1. Nghiên cứu liên kết giữa số liệu về sinh học và hành vi dựa trên các nguyên tắc về điện tích, cơ chế, hoá học và các nguyên tắc kĩ thuật khác;
2. Sử dụng thông tin này nhằm thiết kế và phát triển các công cụ và thiết bị như các bộ phận nhân tạo, thiết bị tạo nhịp tim, các thiết bị hình ảnh (ví dụ như máy chụp tia X-quang, máy chụp cắt lớp CT);
3. Giới thiệu các thiết bị và công cụ chăm sóc sức khoẻ cá nhân;
4. Định hướng và đào tạo nhân lực sử dụng máy móc để quan sát, sửa chữa hoặc điều trị những tổn thương về vật chất hoặc biến dạng.
Năng lực thiết yếu: Năng lực phân tích-logic
Năng lực bổ sung: Năng lực thể chất- cơ khí
Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Con đường học tập:
1. Theo học ĐH chuyên ngành kĩ thuật y sinh hoặc ngành kĩ thuật y học hình ảnh.
2. Có thể học tiếp lên sau ĐH
Lĩnh vực chuyên sâu:
• Kĩ thuật y sinh
• Kĩ thuật hình ảnh y học
• Thiết bị sinh học
• Vật liệu sinh học và cơ chế sinh học kĩ thuật
• Tế bào, mô và kĩ thuật di truyền
• Kĩ thuật lâm sàng
• Hình ảnh y tế
• Phẫu thuật chỉnh hình
• Kĩ thuật phục hồi chức năng
• Kĩ thuật điện tử y tế
• Kĩ thuật thiết bị điện tử y tế
Ví dụ về nới làm việc:
• Bệnh viện
• Ngành công nghiệp hoá chất
• Các tổ chức nghiên cứu
• Các cơ sở giáo dục
• Các công ty dược phẩm
• Các cơ quan chỉnh hình, phục hồi chức năng
• Chuyên gia tư vấn độc lập
Ví dụ các trường có đào tạo:
• ĐH Bách Khoa Hà Nội
• ĐH Y Hà Nội
• ĐH Huế - ĐH Y dược
• ĐH Y khoa Vinh
• ĐH Y dược TpHCM
Nguồn: "Sách tra cứu nghề" dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”