Kỹ thuật Y Sinh (KTYS) là một lĩnh vực liên ngành ứng dụng kỹ thuật tiên tiến (như nano, tế bào gốc, y tế viễn thông) vào việc tạo ra các phương pháp nghiên cứu và thiết bị phục vụ cho sức khỏe cũng như giúp hiểu biết sâu hơn về con người. KTYS bao gồm các lĩnh vực như Thiết bị y tế, Điện tử Y Sinh, Y học tái tạo, Kỹ thuật dược. Những sản phẩm của ngành KTYS bao gồm máy CT-cắt lớp, X-quang, trợ tim, nội soi, các bộ phận nhân tạo trong cơ thể, dược phẩm và vật liệu sinh học. Lĩnh vực này phù hợp với những người yêu thích thiết kế, chế tạo kinh doanh hay nghiên cứu khoa học và y học lâm sàng
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
1. Chẩn đoán, xử lí hình ảnh siêu âm, X-Quang, CT, MRI…
2. Sử dụng các máy móc, thiết bị y tế trong việc chẩn đoán cho người bệnh
3. Xử lý tính hiệu sinh lý học, cơ sinh học, vật liệu sinh học với kỹ thuật sinh học, phân tích hệ thống, mô hình hóa 3 chiều đúc, dát, chạm khắc đồng, bạc và các vật liệu tương tự;
4. Sản xuất các sản phẩm đồ gia dụng và trang trí bằng thủy tinh bằng cách thổi và chạm khắc thủy tinh và các vật liệu tương tự;
6. Khắc, chạm, trổ, khảm, vẽ, sơn, gắn hoa văn họa tiết trang trí trên bề mặt sản phẩm;
7. Xử lí và hoàn thiện sản phẩm bằng cách sơn, phủ men, làm bóng, xử lí mối, mọt, mốc, rỉ.
Năng lực thiết yếu: Năng lực làm việc với con người
Năng lực bổ sung: Năng lực thể chất- co khí; Năng lực hình học-màu sắc-thiết kế
Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Con đường học tập
Lựa chọn 1:
1. Theo học TC Kĩ thuật chuyên ngành Thiết bị Cơ điện y tế, Nghề kĩ thuật Thiết bị Xét nghiệm y tế
2. Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH
Lựa chọn 2:
1. Theo học CĐ Kĩ thuật thiết bị cơ điện y tế, Nghề Kĩ thuật thiết bị xét nghiệm y tế
2. Có thể học tiếp lên ĐH
Lĩnh vực chuyên sâu:
Chủ yếu là chuyên sâu về các loại thiết bị và thủ thuật cụ thể như
• Máy trợ tim, trợ thở
• Máy gây mê
• Thủ thuật tim mạch, hô hấp…
Ví dụ về nới làm việc:
• Bệnh viện
• Các phòng thí nghiệm y tế
• Cơ sở đào tạo y tế
• Trung tâm nghiên cứu
Ví dụ các trường có đào tạo:
• ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam
• ĐH Kỹ thuật y tế Hải Dương
Nguồn: "Sách tra cứu nghề" dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”