Kỹ thuật viên may mặc và công nghệ có liên quan

 

Kĩ thuật viên may mặc và công nghệ có liên quan (sợi, dệt, nhuộm…) phụ trách công nghệ kĩ thuật trong quá trình sản xuất hàng vải sợi, dệt và may mặc đại trà. Họ cũng có thể chuyên về hóa chất (thuốc nhuộm, chất tẩy, phụ gia…) hay máy móc thiết bị sản xuất hàng dệt may.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm: 

Kĩ thuật viên may mặc

1. Làm rập, sơ đồ theo tài liệu kĩ thuật từ khách hàng;

2. Viết qui trình công đoạn sản xuất sản phẩm;

3. Làm tài liệu kĩ thuật, thiết kế và cân bằng chuyền;

4. Lập kế hoạch sản uất và theo dõi tiến độ;

5. Đề xuất và kiểm tra định mức nguyên phụ liệu, định mức công đoạn;

6. Kiểm soát chất lượng sản phẩm;

7. Giám sát việc xử lí phụ phẩm và rác thải;

8. Cải tiến thao tác, qui trình, máy móc thiết bị sản xuất.

 Kĩ thuật viên sợi, dệt nhuộm

9. Xây dựng, ban hành qui trình, tài liệu tiêu chuẩn cho các bộ phận sợi, dệt - nhuộm, phụ liệu và sản phẩm dệt - nhuộm;

10. Kiểm tra, đánh giá chất lượng các dòng nguyên phụ liệu mới;

11. Kiểm tra, so mẫu sợi, vải dệt -nhuộm;

12. Khắc phục lỗi, cho ra thành phẩm đúng với mẫu gốc;

13. Kiểm soát chất lượng và an toàn sản phẩm từ khâu thiết kế đến khi sản phẩm lên kệ.

Năng lực thiết yếu: Năng lực hình học-màu sắc-thiết kế

Năng lực bổ sungNăng lực phân tích-logic

Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương. 

Con đường học tập: 

1. Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương. Con đường học tập:

• Theo học TC chuyên ngành May thời trang, Thiết kế thời trang hoặc TC chuyên ngành Công nghệ may và thời trang

 Có thể học tiếp lên CĐ,

2. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Cong đường học tập: 

• Lựa chọn 1: Như tốt nghiệp THCS hoặc tương đương. 

• Lựa chọn 2: Theo học CĐ chuyên ngành May thời trang, Thiết kế thời trang hoặc CĐ chuyên ngành Công nghệ may.

Lựa chọn 3: Theo học ĐH chuyên ngành Công nghệ may.

2. Có thể học tiếp lên sau ĐH

Lĩnh vực chuyên sâu: 

• Công nghệ sợi

• Công nghệ dệt thoi

• Công nghệ dệt kim

• Công nghệ may

• Công nghệ sản xuất tất và hàng dệt kim

• Công nghệ giặt là

• Máy móc thiết bị dệt may

Ví dụ về nới làm việc:

• Các doanh nghiệp sản xuất sợi, sản phẩm dệt và may mặc

• Các doanh nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu, hóa chất và máy móc thiết bị cho ngành dệt may 

• Các phòng thí nghiệm, đơn vị chứng nhận sản phẩm dệt may

Ví dụ các trường có đào tạo: 

• TCN An Dương

• CĐN Bắc Nam

• CĐN Long Biên

• CĐ CN Dệt may thời trang Hà Nội

• CĐN Vinatex Nam Định

• CĐ Nghệ thuật Hà Nội

• TCN Cam Ranh

• TCN Sơn Tây

• CĐ Công thương TP Hồ Chí Mình

• CĐ Kinh tế -Kĩ thuật Vinatex TpHCM

• CĐ Kĩ nghệ II

• TCN Miền núi Thanh Hóa

• CĐN Bình Thuận

 

Nguồn: "Sách tra cứu nghề" dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”