Kĩ sư ô tô thiết kế, thử nghiệm, phát triển và chỉ đạo sản xuất các loại ô tô như xe hơi, xe tải, xe buýt, xe bồn, xe đua… Họ giúp ngành công nghiệp ô tô đáp ứng những yêu cầu mới như tăng độ an toàn, tiết kiệm nhiên liệu và tiêu chuẩn môi trường.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
1. Thiết kế động cơ và các bộ phận khác của xe ô tô, việc này cần áp dụng các công thức toán học và vật lí;
2. Thiết kế các hệ thống cụ thể trong ô tô như hệ thống phun nhiên liệu, điều hòa, phanh...
3. Thử nghiệm và tiến hành thí nghiệm nguyên mẫu;
4. Giám sát việc lắp ráp và sản xuất ô tô/ phụ tùng ô tô.
5. Xây dựng và giám sát quy trình bảo dưỡng ô tô
6. Đo lường các chỉ số kỹ thuật của xe ô tô
Năng lực thiết yếu: Năng lực phân tích- logic
Năng lực bổ sung: Năng lực thể chất- cơ khí
Học vấn tối thiểu:
1. Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương. Con đường học tập:
2. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Cong đường học tập:
Lựa chọn 1: Theo học CĐ chuyên ngành Công nghệ ô tô, Công nghệ kĩ thuật ô tô. Có thể học tiếp lên, ĐH, sau ĐH
Lựa chọn 2: Theo học ĐH chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô. Có thể học tiếp sau ĐH
Lĩnh vực chuyên sâu:
• Công nghệ ô tô
• Công nghệ kĩ thuật ô tô
Ví dụ về nới làm việc:
• Các công ty sản xuất, lắp ráp, bảo dưỡng ô tô.
• Các đơn vị nghiên cứu và phát triển về ô tô.
Ví dụ các trường có đào tạo:
• CĐ Công nghệ và Kĩ thuật ô tô Sơn Tây- Hà Nội
• CĐN Công nghiệp Hà Nội
• ĐH Công nghệ Giao thông vận tải Hà Nội
• ĐH Công nghiệp Hà Nội
• ĐH Bách Khoa Hà Nội
• CĐN Nha Trang
• CĐN Việt Đức Hà Tĩnh
• CĐ Công nghệ Đà Nẵng
• ĐH Vinh
• TCN Kĩ thuật Công nghệ Hùng Vương
• CĐN Việt Nam-Singapore (Bình Dương)
• CĐN TpHCM
• ĐH Sư phạm kĩ thuật TpHCM
• ĐH Công nghệ Đồng Nai
• ĐH Công nghiệp TpHCM
• ĐH Bách khoa TpHCM
Nguồn: "Sách tra cứu nghề" dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”