Kĩ sư cơ khí làm công việc có liên quan tới quá trình lắp đặt, vận hành và bảo trì máy móc trong các ngành công nghiệp. Họ giải quyết các vấn đề kĩ thuật hàng ngày để nâng cao hiệu quả và năng suất.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
1. Tư vấn và thiết kế máy móc thiết bị, dụng cụ, bộ phận phi điện – điện tử để đạt được mục tiêu sản xuất và chế biến nhất định trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp;
2. Xác định và kiểm tra các phương pháp sản xuất, lắp đặt và hoạt động của máy móc thiết bị và dụng cụ;
3. Cộng tác với kĩ sư công nghiệp để có kế hoạch bố trí máy móc thiết bị;
4. Thiết lập tiêu chuẩn và qui trình kiểm soát để đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn của máy móc thiết bị, dụng cụ;
5. Tổ chức và chỉ đạo việc bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị, dụng cụ;
6. Nghiên cứu và tư vấn về nhiên liệu và chức năng của máy móc, về công nghệ của các vật liệu, sản phẩm và qui trình sản xuất cụ thể trên máy móc đó;
7. Quản lí các tác động của việc vận hành máy móc đối với người sử dụng và môi trường;
8. Giám sát thợ cơ khí và công nhân có liên quan..
Năng lực thiết yếu: Năng lực phân tích-logic
Năng lực bổ sung: Năng lực thể chất- cơ khí
Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.
Con đường học tập:
1. Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương. Con đường học tập:
• Theo học TC chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật cơ khí, Công nghệ kĩ thuật cơ điện tử, Công nghệ kĩ thuật nhiệt
• Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH, sau ĐH
2. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Cong đường học tập:
• Lựa chọn 1:
1. Theo học CĐ chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật cơ khí, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kĩ thuật cơ điện tử, Công nghệ kĩ thuật ô tô, Công nghệ kĩ thuật nhiệt
2. Có thể học tiếp lên ĐH, sau ĐH
• Lựa chọn 2:
1. Theo học ĐH chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật cơ khí, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kĩ thuật cơ điện tử, Công nghệ kĩ thuật ô tô, Công nghệ kĩ thuật nhiệt
2. Có thể học tiếp lên sau ĐH
Lĩnh vực chuyên sâu:
• Công nghệ kĩ thuật cơ khí
• Công nghệ chế tạo máy
• Công nghệ kĩ thuật cơ điện tử
• Công nghệ kĩ thuật ô tô
• Công nghệ kĩ thuật nhiệt
Ví dụ về nới làm việc:
• Trung tâm nghiên cứu
• Các trường ĐH
• Các cơ quan Nhà nước
• Các doanh nghiệp chế tạo và sửa chữa máy móc thiết bị dụng cụ
• Các doanh nghiệp tư vấn chế tạo cơ khí
• Các doanh nghiệp có lắp đặt vận hành máy móc thiết bị
Ví dụ các trường có đào tạo:
• TC Bách nghệ Hà Nội
• TC Kinh tế Kĩ thuật Thương mại Hà Nội
• TCN Cơ khí 1 Hà Nội
• CĐN Cơ điện Hà Nội
• CĐN Công nghệ cao Hà Nội
• CĐ Kĩ thuật Công nghệ Bách khoa
• ĐH Bách khoa Hà Nội
• ĐH Kinh tế - Kĩ thuật Công nghiệp
• ĐH Công nghiệp Hà Nội
• ĐH Nha Trang
• ĐH Vinh
• ĐH Hồng Đức - Thanh Hóa
• ĐH Đà Nẵng - ĐH Bách khoa
• CĐ Công nghiệp Huế
• CĐ Công thương Miền Trung
• TC Công nghiệp TpHCM
• CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn
• TC Kinh tế Kĩ thuật Nguyễn Hữu Cảnh
• CĐ Kinh tế - Kĩ thuật VINATEX
• CĐ Kĩ thuật Lí Tự Trọng TpHCM
• CĐ Kinh tế Công nghệ TpHCM
• ĐH Sư phạm Kĩ thuật TpHCM
• ĐH Công nghiệp TpHCM
• ĐHQG TpHCM - ĐH Bách Khoa
Nguồn: "Sách tra cứu nghề" dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”