Kĩ sư và kĩ thuật viên công nghệ sinh học

 

Kĩ sư công nghệ sinh học áp dụng các nguyên tắc sinh học ở cấp độ “công nghiệp” để kiểm soát, cải tiến và quản lí các quá trình biến đổi về mặt sinh học tồn tại trong tự nhiên như sự lên men, quá trình sản xuất chất xúc tác enzyme nhằm nâng cao lợi ích cho con người bằng nhiều cách khác nhau. Công nghệ sinh học có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, nông nghiệp, quản lí môi trường và bào chế thuốc. 

Nhiệm vụ chủ yếu gồm: 

1. Tham gia nghiên cứu hệ vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, men và enzyme;

2. Tiến hành nghiên cứu trong các lĩnh vực biến đổi gien và sinh học phân tử, bao gồm việc nhân bản cây cối, động vật và con người từ gien;

3. Sử dụng vi khuẩn, chất xúc tác và các sinh vật khác cho các mục đích khác nhau trong công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, sản xuất thực phẩm và loại bỏ chất thải; 

4. Phát triển và thử nghiệm các phương pháp sản xuất mới;

5. Điều chỉnh gen của các cơ quan để tạo ra sản phẩm mới;

6. Tương tác với khách hàng để đưa ra các giải pháp dựa trên kĩ thuật sinh học;

7. Tính toán ngân sách và chi phí sản xuất cũng như chuẩn bị mua lại hoặc tự phát triển các ứng dụng;

8. Tư vấn cho Chính phủ, các tổ chức hoặc các doanh nghiệp trong lĩnh vực kĩ sinh học.

Năng lực thiết yếu: Năng lực phân tích _ logic

Năng lực bổ sungNăng lực thể chất_ cơ khí.

Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. 

Con đường học tập: 

Lựa chọn 1

1. Theo học TC chuyên ngành công nghệ sinh học.

2. Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH, sau ĐH

Lựa chọn 2

1. Theo học CĐ chuyên ngành công nghệ sinh học.

2. Có thể học tiếp lên ĐH, sau ĐH

Lựa chọn 3

1. Theo học ĐH chuyên ngành công nghệ sinh học.

2. Có thể học tiếp lên sau ĐH

Lĩnh vực chuyên sâu: 

• Công nghệ sinh học

Ví dụ về nới làm việc:

• Làm việc trong các phòng nghiên cứu thí nghiệm của Nhà nước và tư nhân 

• Làm việc trong các doanh nghiệp bào chế thuốc và dược phẩm, sản xuất chất hoá học, nông nghiệp và các ngành liên quan

• Làm việc trong các tổ chức giáo dục liên quan tới giảng dạy và nghiên cứu

Ví dụ các trường có đào tạo: 

• ĐH Bách Khoa Hà Nội

• ĐH Nông Lâm Bắc Giang

• CĐ Thủy sản Bắc Ninh

• ĐH Huế - ĐH Khoa học 

• ĐH Đà Nẵng – ĐH Bách khoa

• CĐ Bách Việt

• TC Thủy sản, tại TP. HCM

• CĐ kinh tế - kĩ thuật Lâm Đồng

• CĐ kinh tế - công nghệ TP. Hồ Chí Minh

• ĐHQG TpHCM - ĐH khoa học tự nhiên- 

• ĐHQG TpHCM - ĐH Quốc Tế

 

Nguồn: "Sách tra cứu nghề" dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”