HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ BẢN THÂN
Hãy cùng nhau đi khám phát bản thân thông qua cách hoạt động sau đây nhé
Bước 1. Bạn hãy xem video bên dưới nhé
Bước 2. Bây giờ thì bạn hãy chuẩn bị sẵn giấy bút và cùng nhau đi qua các câu hỏi để khám phá bản thân tại các thời điểm khác nhau. Hãy trả lời hết các câu hỏi trong tất cả các giai đoạn nào
Hãy nhớ lại lúc bạn 5-6 tuổi và trả lời câu hỏi sau:
- Thời điểm đó trông bạn như thế nào?
-
Bạn yêu quý ai nhất?
-
Bạn thích màu gì nhất?
-
Bạn có kỷ niệm nào đáng nhớ nhất
Hãy nhớ lúc bạn 12-13 tuổi và trả lời các câu hỏi sau:
-
Bạn trải qua những thay đổi ngoại hình nào?
-
Sở thích
của bạn khi ấy là gì?
-
Ai là thần tượng
của bạn?
-
Bạn ước mơ
lớn lên sẽ làm gì? Vì sao bạn có ước mơ đó?
-
Điều gì làm bạn cảm thấy tự hào
về mình?
Và đây là những câu hỏi dành cho bạn ở thời điểm hiện tại, khi bạn
14-15 tuổi:
-
Ai là người quan trọng
đối với bạn? Bạn có thần tượng
ai không?
-
Có kỉ niệm, điều gì bất ngờ
khiên bạn nhớ nhất?
-
Có mối quan hệ nào bạn trân trọng, mối quan hệ nào khiến bạn hối hận không?
-
Lý tưởng sống
của bạn là gì? Thành tựu
nào khiến bạn tự hào về mình?
-
Bạn gặp phải những thách thức
gì trong cuộc sống?
-
Bạn đã tìm thấy công việc
mình muốn theo đuổi chưa
Vậy là bây giờ bạn hiểu phần nào đó về tính cách của mình rồi đấy
Bước 3. Sau khi hoàn thành phần khám phá bản thân, bạn hãy dành
thời gian để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
của mình

Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là cách để xác định điểm mạnh từ nội lực của mỗi cá nhân
(S), điểm yếu (W), cơ hội bên trong (O), và các thách thức (T) hoặc
những hạn trế trong thị trường lao động hiện tại.
Điểm mạnh và điểm yếu là các yếu tố bên trong chúng ta tác động, ảnh
hưởng tới quá trình lựa chọn nghề nghiệp. Cơ hội và thách thức là các
yếu tố bên ngoài tác động tới quá trình lựa chọn nghề nghiệp của mỗi
chúng ta
Các bạn hãy cùng lấy giấy bút và viết ra nghĩ tới nghề mà mình mong
muốn làm việc trong tương lai, trả lời các câu hỏi trên để tìm ra điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công việc mà mình mong muốn
nào theo những câu hỏi gợi ý dưới đây:

Bước 4. Còn bây giờ, chúng ta cùng lập mục tiêu cho bản thân để cố gắng phấn đấu có được nghề mà mình mong ước
Tiêu chí SMART khi viết mục tiêu
Bây giờ bạn có mục tiêu gì cần đạt được hay chưa?
Đó là mục tiêu gì, hay nhớ mục tiêu của bạn cần phải SMART! Và hãy lên
kế hoạch để đạt được mục tiêu đó nhé
Kết luận: Nghề nghiệp mà các em muốm theo đuổi sẽ thay
đổi theo thời gian, việc thay đổi đó là hoàn toàn bình thường và có thể
hiểu được. Điều quan trọng là trên con đường đi tìm nghề nghiệp phù hợp
trong tương lại, các em hãy nhớ các điểm sau:
- Lựa chọn nghề nghiệp dựa trên gốc rễ (sở thiach, cá tính, giá trị bản thân…), không lựa chọn dựa vào quả (thu nhập, địa vị…)
- Luôn tìm hiểu để khám phá bản thân, tìm hiểu sở thích, cá tính, giá trị bản thân…
- Khi bản thân muốn theo một nghề nào đó thì hãy tìm hiểu kỹ về nghiệp đó (đặc điểm nghề, yêu cầu nghề, khó khăn, thuận lợi khi làm nghề, yêu cầu đào tạo, thu nhập….) – áp dụng các kỹ năng các bạn đã làm như chuẩn bị cho buổi diễn đàn
- Hãy tìm hiểu các cơ sở đào tạo nghề mà có đào tạo nghề bạn muốn theo đuổi (tìm hiểu về điều kiện giảng dạy, ngành nghề đào tạo, học phí, chế độ ưu đãi, thông tin đầu ra sau khi học nghề ….)- như các nội dung bạn đã tìm hiểu trong buổi tham quan hoặc có thểm tìm hiểu qua mạng xã hội, bạn bè, người thân…
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và cơ hội-thách thức đối với nghề mà bạn đang muốn theo đuổi
- Từ đó lập kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân. Kế hoạch sẽ thay đổi theo thời gian và định ký mở ra để cập nhật kế hoạch của mình