Giảng viên đại học

 

Giảng viên đại học, cao học là người có kiến thức chuyên sâu về một chuyên ngành cụ thể và dạy các lý thuyết và thực hành về một hay nhiều môn học ởở bậc đại học, hoặc tương đương; thực hiện nghiên cứu và cải tiến, phát triển khái niệm, lý thuyết, phương pháp hoạt động, biên soạn sách và và giảng dạy.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm: 

1. Thiết kế và chỉnh sửa chương trình giảng dạy và chuẩn bị các khóa học nghiên cứu theo yêu cầu;

2. Giảng dạy và tổ chức hướng dẫn, thảo luận, và thí nghiệm;

3. Khuyến khích sinh viên thảo luận và tư duy độc lập;

4. Giám sát, nếu cần, các công tác thí nghiệm và thực hành của sinh viên;

5. Quản lí, đánh giá và chấm điểm các bài kiểm tra;

6. Chỉ dẫn sinh viên và các thành viên trong khoa nghiên cứu;

7. Nghiên cứu và phát triển các khái niệm, lí thuyết và các biện pháp hoạt động để ứng dụng trong lĩnh vực chuyên môn và các lĩnh vực khác;

8. Chuẩn bị tài liệu, sách báo, sách giảng dạy;

9. Tham gia các cuộc hội thảo và thảo luận;

10. Tham gia quá trình quyết định liên quan đến các vấn đề về khoa, ngân sách, và các chính sách khác;

11. Trợ giúp các hoạt động ngoại khóa như thảo luận chuyên đề;

12. Thực hiện các công việc liên quan khác;

13. Giám sát các giáo viên khác...

Năng lực thiết yếu: Năng lực ngôn ngữ

Năng lực bổ sungNăng lực làm việc với con người.

Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. 

Con đường học tập: 

Lựa chọn 1

1. Theo học ĐH có chuyên ngành được giảng dạy trong chương trình đại học;

2. Tiếp tục học các bậc học sau đại học, được cấp bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ;

3. Học chứng chỉ dạy học đại học (nếu chưa tốt nghiệp đại học Sư phạm);

Lựa chọn 2

1. Theo học ĐH Sư phạm có chuyên ngành được giảng dạy trong chương trình đại học;

2. Tiếp tục học các bậc học sau đại học, được cấp bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ;

 Lĩnh vực chuyên sâu: 

• Dạy học: lĩnh vực chuyên sâu chủ yếu là liên quan đến các ngành, nghề đào tạo chuyên môn sâu như Kinh tế, tài chính, ngôn ngữ, các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, dược, các môn cơ sở ngành. 

• Quản lí: Giảng viên cũng có thể chuyển sang công việc quản lí và trở thành người đứng đầu bộ môn, khoa, trường (ví dụ: trưởng khoa, hiệu trưởng).

Ví dụ về nới làm việc:

• Giảng dạy trong các trường đại học,

• Nghiên cứu tại các viện nghiên cứu về giáo dục và các khoa học có liên quan

• Vị trí quản lí trong các cơ sở giáo dục (ví dụ: hiệu trưởng)

Ví dụ các trường có đào tạo: 

Các trường đại học trong và ngoài nước được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận (chi tiết có thể tham khảo tại Cục Quản lý Chất lượng Giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo)

Nguồn: "Sách tra cứu nghề" dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”