Chuyên gia phát triển phần mềm nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yêu cầu đối với các phần mềm ứng dụng sẵn có hoặc phần mềm và hệ điều hành mới. Họ thiết kế, phát triển, thử nghiệm và duy trì các giải pháp phần mềm nhằm đáp ứng tất cả các yêu cầu.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
1. Nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yêu cầu đối với các phần mềm ứng dụng và hệ điều hành của máy tính;
2. Nghiên cứu, thiết kế và phát triển hệ thống phần mềm;
3. Cố vấn cho các cán bộ kĩ thuật trong việc đánh giá sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính;
4. Phát triển và hướng dẫn thử nghiệm phần mềm và các thủ tục pháp lí;
5. Khắc phục lỗi của các mô hình hiện tại và áp dụng kiến thức đó vào phát triển các phần mềm mới hoặc nâng cấp các chức năng cũ và cải tiến hiệu suất hoạt động trên máy;
6. Hướng dẫn lên chương trình phần mềm và phát triển các tài liệu phần mềm;
7. Tiếp cận, phát triển, nâng cấp và ghi chép lại các qui trình thủ tục duy trì phần mềm;
8. Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan tới việc duy trì hệ thống phần mềm.
Năng lực thiết yếu: Năng lực phân tích-logic
Học vấn tối thiểu: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Con đường học tập:
• Theo học ĐH chuyên ngành kĩ thuật phần mềm.
• Có thể học tiếp lên sau ĐH
Lĩnh vực chuyên sâu:
• Kĩ thuật phần mềm
Ví dụ về nới làm việc:
• Lập trình viên cho các công ty phần mềm
• Tư vấn phát triển phần mềm chuyên dụng cho các ngành nghề, công ti
• Kiểm tra, bảo trì, quản trị hệ thống, phần mềm cho các tổ chức, công ti
• Làm việc trong các tổ chức giáo dục giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này
• Chuyên gia phát triển phần mềm độc lập
Ví dụ các trường có đào tạo:
• ĐH Bách Khoa Hà Nội
• ĐH Thái Nguyên – ĐH Công nghệ
• HV Bưu chính Viễn thông
• ĐH FPT
• ĐH Duy Tân
• ĐH Đà Nẵng – CĐ CNTT
• ĐH An Giang
• ĐH Hoa Sen
• ĐHQG TpHCM - ĐH Bách khoa
Nguồn: "Sách tra cứu nghề" dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”